Lốp xe là bộ phận có thể bị hao mòn sau một thời gian chạy xe. Mỗi loại lốp xe được sản xuất riêng theo mỗi loại xe với thông số kỹ thuật và chế độ chạy khác nhau. Lốp ô tô giúp xe có hiệu suất làm việc cao nhất, người ngồi thoải mái, lái xe êm ái và tiết kiệm nhiên liệu.
"Tài cứng" hay lái xe mới đều không tránh được những trục trặc với lốp ô tô. Việc bảo dưỡng định kỳ và dùng phụ kiện sẽ giúp đôi lốp thêm bền bỉ. Lốp ô tô ổn định là mẹo lái xe tiết kiệm nhiên liệu và bền bỉ hơn. Vậy thời gian nào và bao lâu cần thay lốp mới theo góc nhìn chuyên gia? Các mẹo kiểm tra áp suất lốp và bảo dưỡng lốp? Đội ngũ chuyên gia TIRESTORE sẽ mách bạn bí kíp bảo quản lốp ô tô đúng chuẩn và bền nhất.
Cấu tạo của lốp ô tô
Muốn sử dụng và bảo quản lốp ô tô đúng cách, trước tiên bạn cần hiểu biết cấu tạo lốp ô tô. Cấu tạo lốp ô tô, các thông số kỹ thuật ghi trên lốp, . .. Chúng giúp bạn dễ dàng trao đổi với thợ bảo dưỡng, tránh mua nhầm đôi lốp không ưng ý. Lốp ô tô có cấu tạo các bộ phận: gai lốp, hông lốp, vành lốp, lớp bố nylon, lớp bố cao su, lớp bố (vỏ) và lớp lót lốp.
Gai lốp ô tô
Gai lốp ô tô được hình thành bởi nhiều đường rãnh nhỏ có hình dạng gai lốp khác nhau. Mật độ của gai lốp càng dày, độ bám mặt đường càng tốt. Trên mỗi một chiếc lốp ô tô sẽ được các nhà sản xuất đánh dấu các vết thủng lốp. Giúp lái xe và thợ dễ dàng nhận biết khi nào nên thay vỏ lốp ô tô mới.
Hông lốp ô tô
Hông lốp cũng là nơi ghi chép thông số kỹ thuật của lốp. Hông lốp có nhiệm vụ bảo vệ lốp trước sự va chạm của các vật thể trong quá trình vận chuyển.
Tanh lốp
Tanh lốp là chi tiết tuy bé nhưng vô cùng cần thiết. Tanh lốp cứng, giúp cố định lốp ô tô với vành xe một cách vững chắc và an toàn.
Lớp bố nilon
Lớp bố nilon oto là lớp bao bọc lớp đệm cao su, giúp chống nước và chống ăn mòn lốp ô tô.
Lớp bố thép
Lớp bố thép ô tô chế tạo từ loại thép dạng sợi mỏng, bọc bên trong cao su. Lớp bố thép oto có tác dụng tạo nên sức bền cho vỏ ô tô.
Lớp bố (vỏ)
Lớp vỏ bố là bộ phận nâng đỡ, tạo độ cân bằng cho lốp xe. Nó cũng giúp giảm lượng xăng tiêu thụ và giúp lốp có được độ bẻ cong nhất định.
Lớp lót trong
Lớp lót trong được làm bằng polyester, không thấm nước. Khi bơm lốp, sức căng bên trong lốp cực lớn, giúp lốp có đủ sức nâng đỡ chiếc xe. Lớp cao su cực kỳ bền và có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của không khí và độ ẩm.
Bí kíp sử dụng và bảo dưỡng lốp ô tô
Trong quá trình sử dụng, mọi lái xe sẽ gặp phải những sự cố với lốp ô tô. Không chỉ bị ăn mòn, lốp ô tô còn bị xẹp, mòn gây mất thăng bằng. Hiểu rõ cách sử dụng cùng chế độ chăm sóc sẽ giúp lốp ô tô hoạt động bền hơn.
Giữ áp suất lốp ổn định
Sau một thời gian sử dụng, áp suất lốp xe luôn bị giảm. Đặc biệt, lốp xe có thể mất áp suất nhanh nếu đâm vào ổ gà hoặc lề đường. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe (ATMA), áp suất lốp ô tô được khuyến nghị dao động trong khoảng từ 30 psi (~ 2,1 kg/c m2) đến 35 psi (~ 2,5 kg/c m2). Để duy trì áp suất lốp ô tô tốt, bạn nên kiểm tra định kỳ một tháng/lần. Trường hợp di chuyển xa hoặc đến nơi đường xá xấu, bạn nên kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Cánh tài xế mách nhau một mẹo check áp suất lốp đơn giản. Thay vì cất công đến gara, bạn hãy sắm ngay máy bơm hơi mini hoặc tự làm tại nhà. Ngoài ra, cảm biến áp suất lốp là thiết bị bắt buộc có trên mỗi chiếc xe hiện nay. Các hãng đi tiên phong như icar.vn phát triển tính năng này, có thể theo dõi ngay trên điện thoại di động. Ngay cả khi bạn tắt điện thoại, phần mềm cũng gửi thông báo, để duy trì áp suất lốp ổn định.
Đảo lốp ô tô
Trọng lượng dồn lên các bánh xe ô tô không đồng đều nhau. Sau một thời gian dài, độ hao mòn lốp cũng khác nhau, bạn cũng nên thay lốp ô tô. Thường hai bánh trước và bánh xe bên trái sẽ mau mòn hơn hai bánh sau và bánh xe bên phải. Sau mỗi 5.000 – 10.000 km tuỳ theo cỡ lốp, cần thay lốp một lần.
- Đảo lốp đối với các loại xe: Hai bánh trước lùi về phía sau, hai bánh sau đảo chéo lên phía trước. Nếu lốp xe mòn không đồng đều ở mặt trong và mặt ngoài, cần phải đảo ngược mặt lốp.
- Đảo lốp xe dẫn động cầu trước: Đảo lốp xe theo cách đối xứng Xuống thẳng – Lên chéo là kiểu đảo lốp phổ biến nhất trên xe hệ dẫn động cầu trước.
Sử dụng lốp phù hợp
Mỗi lốp xe sẽ có thông số kĩ thuật riêng biệt được ghi trên hông. Bạn sẽ biết chính xác lốp dùng cho dòng xe nào, độ rộng lốp, đường kính vành, tải trọng, . ..
Mỗi loại lốp xe được sản xuất riêng theo mỗi dòng xe khác nhau. Lốp xe liên quan đến vận tốc vòng tua và công suất của xe. Không nên điều chỉnh kích cỡ lốp xe vượt quá sai số 3% so với nhà sản xuất. Bởi quãng đường đo được và tốc độ trên công tơ mét đều không chuẩn xác. Nếu tình trạng kéo dài, sẽ khiến động cơ bị hư hỏng và phát sinh thêm chi phí.
Không sử dụng lốp quá mòn
Lốp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường,lốp mòn bởi nhiều lý do khác nhau. Ví dụ: áp suất lốp quá cao hoặc quá thấp, sai lệch thước lái, trọng tải nặng, . .. Lốp mòn khiến độ bám của bánh xe với mặt đường kém. Điều này khiến xe thường xuyên bị trơn trượt, có thể gặp nguy hiểm khi thắng gấp. Tình trạng lâu dài có thể khiến xe mòn các lốp khác nhau. Dễ gây ra nổ lốp, vỡ hay thậm chí thủng lốp, rất nguy hiểm khi di chuyển. Bạn nên kiểm tra áp suất lốp để xem tình trạng lốp có hoạt động bình thường hay không.
Cân bằng bánh và độ thẳng hàng của lốp
Việc cân bằng cần làm khi thay thế lốp hoặc đảo lốp. Bánh cân bằng giúp giảm thiểu tình trạng chệch tay lái khi vô-lăng bị thằng. Bí kíp thay lốp xe hơi theo phương pháp cân bằng giúp giảm thiểu tiếng ồn, kéo dài tuổi thọ và an toàn cho ô tô.
Khi nào cần thay lốp ô tô?
Theo các khuyến cáo, lốp ô tô sử dụng 6-10 năm hoặc sau khi di chuyển 50.000 km cần được thay mới. Tuy nhiên, tuỳ theo nhu cầu sử dụng thực tế hoặc dựa trên quan sát mà có thể thay lốp hay không. Icar.vn liệt kê 5 dấu hiệu báo động cho thấy bạn cần thay lốp ô tô mới.
Độ sâu rãnh lốp nhỏ hơn 1,6 mm
Kiểm tra bằng thiết bị đo độ sâu rãnh lốp và đo ở nhiều vị trí trên lốp.
Kiểm tra bằng vạch chỉ độ mòn gai lốp: Vạch chỉ độ mòn lốp là phần cao su nằm giữa rãnh chính lốp. Nếu mặt lốp ô tô mòn đến phần cao su này, tức là lốp đã mòn và cần thay thế.
Bị lỗ thủng có đường kính lớn hơn 6 mm
Khi lốp bị thủng bởi các dị vật găm vào lốp: đinh, sỏi, đá, . .. lái xe sẽ vá để tiết kiệm chi phí sản xuất. Nếu lốp xe bị thủng với lỗ có đường kính lớn hơn 6 mm, cho dù có vá thì cũng không đảm bảo an toàn khi lái xe. Đây là lúc bạn phải thay thế lốp mới, nếu cứ vá săm sẽ không tốt cho xe. Thậm chí các lốp dự phòng cũng bị hao mòn và ảnh hưởng tới việc truyền lực thay thế cho lốp cũ.
Vết nứt ở hông lốp
Không phải toàn bộ các vấn đề với lốp xe chỉ nằm ở gai lốp. Chúng cũng có thể xuất hiện ở bên hông. Quan sát nếu có vết nứt ở hông lốp, đây chính là tín hiệu cho biết lốp xe của bạn phải thay mới. Đa phần nguyên nhân do bạn lái xe với áp suất lốp thấp, bị xì hơi thường xuyên.
Xe rung quá nhiều
Xe rung là điều khó tránh khỏi khi di chuyển, nhất là trên những con đường lồi lõm, ổ gà, thảm nhựa kém. Nhưng nếu xe rung quá mạnh với một mức độ nào đấy, nghĩa là xe chạy không ổn. Xe chạy không êm, rung giật, tiếng động lạ phát ra từ bánh xe thì lốp cần phải được thay thế mới.
Tanh lốp, van lốp bị hư hỏng
Tanh lốp ô tô là nơi mặt lốp ma sát với vành xe. Nếu tanh lốp bị lộ ra, khí sẽ bị thất thoát. Trong khi đó, van lốp giúp duy trì áp suất lốp, ngăn chặn hơi ẩm thâm nhập. Nếu van bị nứt vỡ, khí trong lốp sẽ dễ rò rỉ vì vậy cũng phải thay thế lốp ô tô mới.
Kinh nghiệm mua lốp ô tô
- Tuỳ theo mục đích sử dụng và điều kiện lăn bánh, lái xe lựa chọn loại lốp cho phù hợp. Các loại lốp sẽ có độ mềm – cứng, kiểu rãnh, độ chị áp lực khác nhau.
Xe hay di chuyển trong nội thành sẽ mềm hơn, rãnh sẽ thiết kế dễ dàng hơn. Trong khi loại lốp cho xe chạy đường trường sẽ cứng hơn, chịu áp lực đường xóc, gập ghềnh ổ gà, sỏi đá nhiều hơn.
- Tìm chọn các hãng lốp uy tín để tham khảo. Thường mỗi hãng lốp sẽ có thế mạnh về một dòng lốp nhất định.
Ví dụ: Hãng lốp xe nổi tiếng với các dòng lốp mềm: Michelin, Continental, Goodyear. Các hãng nổi tiếng với các dòng lốp cứng: Bridgestone, Dunlop…
Lốp xe có ý nghĩa quan trọng đối với vận hành của xe. Chọn đúng bộ lốp tốt sẽ giúp việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm xăng hơn, tạo sự thoải mái cho người ngồi. Thực tế đây cũng là bộ phần tiếp xúc thường xuyên với mặt đường cho nên hay gặp trục trặc. Bạn nên thường xuyên kiểm tra lốp ô tô định kỳ tại gara hoặc phụ kiện cảm biến áp suất lốp hỗ trợ. Hi vọng bí kíp chăm sóc lốp ô tô đúng cách và bền lâu sẽ giúp bạn chăm sóc cho lốp xe tốt nhất, phát huy hiệu quả tối ưu mà chiếc xe đem lại.